Phương pháp đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PCI là chỉ số về chất lượng điều hành (governance index), đánh giá các lĩnh vực điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh, thành phố ở Việt Nam. PCI được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn. PCI có nguồn gốc từ Việt Nam do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI và USAID phát triển.[1].

Để xây dựng PCI, VCCI tiến hành khảo sát doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ. Mỗi năm, có khoảng gần 10 nghìn doanh nghiệp dân doanh trả lời điều tra PCI. Để xây dựng bộ chỉ số này, ngoài dữ liệu điều tra, nhóm nghiên cứu PCI của VCCI còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của các bộ, ngành...

Có tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam. Những chỉ số đó là:

  • Gia nhập thị trường
  • Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
  • Tính minh bạch
  • Chi phí thời gian
  • Chi phí không chính thức
  • Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
  • Cạnh tranh bình đẳng
  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
  • Đào tạo lao động
  • Thiết chế pháp lý

[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2006/06/3b9ea60... http://pcivietnam.org http://www.pcivietnam.org http://www.pcivietnam.org/bang-xep-hang http://www.pcivietnam.org/reports_home.php http://www.moha.gov.vn/index.jsp?pindex=TinChinh/V... http://tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn/portal/page/po... http://infonet.vn/doanh-nghiep/40-tinh-thanh-ra-ng... http://www.pcilaocai.vn http://phapluattp.vn/20110321115037423p0c1014/pci-...